Đề án “Tư liệu văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”

Kế hoạch số 825/KH-BVHTTDL ngày 16/3/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án “Tư liệu văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”.

Thumbnail

Thực hiện Quyết định số 215/QĐ-BVHTTDL ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch về việc xây dựng Đề án “Tư liệu văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án “Tư liệu văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam” như sau:

Đề cương Đề án

Phần mở đầu

I. Sự cần thiết xây dựng Đề án

II. Căn cứ xây dựng Đề án

III. Đối tượng, phạm vi Đề án

Phần thứ nhất: Thực trạng văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam

I. Khái quát về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1. Điều kiện địa lý, tự nhiên

2. Thành phần dân tộc và sự phân bố dân cư

3. Đặc điểm các dân tộc thiếu số ở Việt Nam

II. Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam theo các nhóm ngôn ngữ

1. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.

2. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme.

3. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

4. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.

5. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai.

6. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo.

7. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hán.

8. Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng Miến.

III. Phân vùng văn hoá các dân tộc Việt Nam

1. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc.

2. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực miền Trung.

3. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

4. Tình hình các dân tộc thiểu số khu vực Nam bộ.

Phần thứ hai: Giải pháp nhằm phát trien bền vững văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

I. Dự báo tình hình và xu hướng vận động, phát triển văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong thời gian tới.

II. Nhóm giải pháp đối với các dân tộc thiểu số có nguy cơ mất bản sắc văn hoá dân tộc cao.

III. Nhóm giải pháp nhằm phát triển bền vững văn hoá các dân tộc thiểu số

Phần thứ ba: Mục tiêu, nội dung và nguồn vốn thực hiện Đề án

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

II. Nội dung và nguồn vốn

1. Nội dung

2. Nguôn vốn

Phần thứ tư: Giải pháp thực hiện Đề án

I. Phương thức và phân kỳ thực hiện

II. Một số giải pháp

III. Hiệu quả Đề án

Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện và phân công trách nhiệm

I. Tố chức thực hiện

II. Phân công trách nhiệm

Phần thứ sáu: Kết luận và kiến nghị

I. Kết luận

II. Kiến nghị

Văn hoá của các dân tộc thiểu số Việt Nam rất đa dạng, phong phú và có nét đặc sắc riêng trong nền văn hoá Việt Nam. Đề án “Tư liệu văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam” theo mẫu phiếu cơ sở dữ liệu nhằm tổng hợp, hệ thống hoá văn hoá truyền thống của 53 dân tộc thiểu số Việt Nam; đáp ứng yêu cầu công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý về công tác văn hoá dân tộc.

Bên cạnh đó, lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững văn hoá các dân tộc thiếu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Bộ VHTTDL yêu cầu: Xây dựng, hệ thống, tổng hợp văn hoá truyền thống của 53 dân tộc thiếu số Việt Nam trên cơ sở rà soát, thống kê thực trạng văn hoá các dân tộc thiếu số; Đánh giá các yếu tố tác động tới việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống, những thuận lợi, khó khăn và dự báo, định hướng phát triển văn hoá các dân tộc thiếu số trong thời gian tới.

Theo lananh(Cinet)